Đạo đức tại Nhật Bản được giáo dục thế nào?
- Quản Trị ICOGROUP
- 05/06/2020
- 0 Comments
Nhận thức rõ những khó khăn từ tự nhiên, những khó khăn mà một quốc gia phải đối mặt, chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú trọng tới giáo dục đào tạo, với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại”.
Nelson Mandela, vị anh hùng giải phóng dân tộc Nam Phi từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới”. Giáo dục đào tạo đang trở thành yếu tố quyết định và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo. Nhật Bản là một trong những quốc gia không nhận được nhiều sự ưu ái của mẹ thiên nhiên, điều này làm cho Nhật trở thành nước nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên. Nhận thức được điều đó, chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú trọng tới giáo dục đào tạo, với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại”. Nhật Bản ngày nay đã trở thành là một cường quốc về kinh tế, khoa học và công nghệ.
Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng không. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục, đồng thời với việc tiếp tục cải cách giáo dục cho phù hợp với thời đại khoa học và công nghệ mới nhằm đưa Nhật Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới.
Ngành giáo dục Nhật Bản có vị thế tốp đầu thế giới như hiện nay vốn được xây dựng trên nền triết lý “con người = đạo đức”, đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh thần tự lập.
Du học Nhật Bản được rất nhiều sinh viên, học sinh quốc tế lựa chọn
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Đạo đức có rất nhiều chức năng, trong đó tập trung ở ba chức năng cơ bản là chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục và chức năng nhận thức. Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân, nhằm làm hình thành và phát triển ý thức đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người.
Đạo đức là môn học bắt buộc dành cho học sinh Nhật ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục đạo đức đảm đương vai trò vô cùng quan trọng, trở thành giá trị cốt lõi của giáo dục Nhật Bản. Cùng với việc nuôi dưỡng tính nhân văn như là lòng bao dung hay trái tim biết suy nghĩ cho người khác, nó còn giúp mỗi học sinh tự học hỏi các bài học đạo đức, các quy tắc ứng xử trong các mối quan hệ, tôn trọng mọi người xung quanh và mang theo tư tưởng đó ở nhà, tại trường học hay bất cứ hoàn cảnh nào trong xã hội. Góp phần phấn đấu cho sự sáng tạo của một nền văn hóa giàu cá tính, sự phát triển của một quốc gia dân chủ; tự nguyện cống hiến cho một xã hội hòa bình.
Trẻ em Nhật được giáo dục về đạo đức không chỉ từ nhà trường, gia đình mà còn bởi xã hội. Giáo dục đạo đức ở Nhật Bản thể hiện trước tiên là sự khám phá bản thân. Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày đúng quy tắc, với tinh thần phấn chấn vui tươi, luôn “mỉm cười” và nói “cảm ơn”. Các em được dạy ăn uống điều độ, không sử dụng đồ đạc một cách lãng phí. Luôn tích cực và hăng hái với mỗi việc, việc của bản thân không nhờ vả người khác. Tự thức dậy, tự vệ sinh, ăn sáng và đến trường. Tự mình dọn dẹp phòng học và tủ sách vở. Việc tự lập sẽ giúp học sinh có cuộc đời phong phú, bản lĩnh hơn, thành công hơn trong cuộc sống, khẳng định nhân cách và khả năng của mình. Các em còn được dạy làm tất cả những việc tốt dù là nhỏ bé. Mỗi ngày đều phải sống trung thực với bản thân, ngay thẳng, không nói dối, làm điều xấu lại đổ lỗi cho người khác, biết tự phê bình, dám chịu trách nhiệm, có dũng khí bảo vệ lẽ phải, phát huy điểm mạnh của bản thân và đã làm việc là phải làm đến cùng.
Chào hỏi là một trong những việc rất quan trọng, nó thể hiện văn hóa ứng xử, giúp kết nối mọi người với nhau. Các em được dạy phải chào hỏi ba mẹ khi thức dậy, trước khi đi học. Trước khi ăn cơm phải nói câu xin mời (Itadakimasu), khi ăn xong không thể thiếu câu đã ăn xong (Gochisosama). Khi rời nhà phải nói câu “xin rời nhà” (Ittekimasu) và sẽ nhận được câu “xin cứ đi” (Itterasai). Khi về nhà nói câu “đã về nhà” (Tadaima) sẽ được chào đón “xin cứ về” (Okaerinasai), khi gặp ai quen biết hay thầy cô đều phải chào hỏi. Mặc dù các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản, rèn luyện thực hành đạo đức ngay trong các hoạt động hàng ngày như cách nói cảm ơn cha mẹ, tự nguyện giúp đỡ và phục vụ các bạn xung quanh, vệ sinh trường lớp…
Hướng dẫn cho học sinh những đức tính để hoà nhập vào sinh hoạt của tập thể cũng là một bài học trong giảng dạy đạo đức ở Nhật. Có tình bạn niềm vui sẽ được nhân đôi và nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa. Chính vì vậy, bài học hãy vui vẻ, đoàn kết với bạn bè luôn được giảng dạy, phải nhìn vào những mặt tốt của bạn bè và cảm nhận tầm quan trọng của bạn bè đối với mình. Nuôi dưỡng tấm lòng nhân ái là vấn đề cũng được quan tâm nhằm hướng trái tim của các em biết sống vì người khác, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, biết an ủi khi buồn, khi vui thì biết chia sẻ. Bên cạnh đó, nhà trường luôn tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động thể dục, thể thao hay giải trí có tính văn hoá như âm nhạc, hội hoạ, du lịch khám phá thiên nhiên để học cách hoạt động nhóm, thông qua đó rèn cho trẻ tinh thần tập thể, thúc đẩy trẻ phát triển, khám phá cuộc sống. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ tạo được mối quan hệ gắn bó với bạn bè và thầy cô, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, ứng xử…
Giáo dục đạo đức ở Nhật còn thể hiện ở việc dạy cho các em biết coi trọng sự sống, yêu sự sống của mình, phải coi đó là tài sản quý báu, là một điều kỳ diệu, tuyệt vời của cha mẹ và của đất nước. Bản thân phải có nhiệm vụ gìn giữ cho khoẻ mạnh để đền đáp lại cha mẹ và phục vụ xã hội nơi mình đang sống. Ngoài ra phải biết coi trọng thiên nhiên và các loài động thực vật. Cần học cách chăm sóc con vật, nuôi dưỡng cây cối bằng trái tim nhân ái để cảm nhận thế nào là sự sống. Ở Nhật từ khi là học sinh tiểu học trẻ đã được nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, cây trồng hàng ngày, quanh năm để các em làm quen với thiên nhiên, sinh vật quanh môi trường sống, dần dần hình thành lòng yêu sinh vật, yêu thiên nhiên.
Người Nhật còn giáo dục cho con trẻ là phải tôn trọng quy tắc mà xã hội đặt ra, phải biết yêu lao động, trân trọng những người lao động dù họ làm bất cứ nghề gì và chỉ cho các em thấy những công việc mà mình có thể làm. Đối với gia đình thì cần chia sẻ mọi điều với các thành viên trong gia đình, biết giúp đỡ bố mẹ những việc ở nhà. Phải luôn giữ tinh thần hoà thuận, biết vâng lời, kính yêu cha mẹ và thương yêu anh chị em trong gia đình. Các con phải luôn có lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ ốm đau, già lão.
Ngoài ra, giáo dục đạo đức ở Nhật còn là ở việc giáo dục các thế hệ trẻ là phải yêu quê hương đất nước, nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta khôn lớn. Phải giữ thái độ coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trang phục Kimono, các món ăn Nhật, nhà kiểu Nhật, các lễ hội truyền thống trong năm. Yêu sự tiến bộ và yêu hòa bình.
Giáo dục đạo đức ở Nhật Bản đạt hiệu quả cao là do đã kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, trường học và xã hội. Việc dạy Đạo đức trong nhà trường ở Nhật Bản không chỉ là nằm ở nội dung, mà còn cách giảng dạy thiết thực và sinh động. Chính vì vậy đã để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tâm hồn và ý thức của mỗi học sinh. Đặc điểm nổi bật của phương pháp giáo dục đạo đức ở Nhật chính là sự linh hoạt trong phương pháp và nội dung giảng dạy của giáo viên, nội dung phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý theo độ tuổi của học sinh và giáo dục gắn liền với thực hành và đời sống qua các hoạt động ngoại khóa.
Tác giả: Quản Trị ICOGROUP
Để lại bình luận Đóng trả lời
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Tin liên quan
Du học Nhật Bản tại Osaka nên chọn trường nào?
Chúng tôi xin giới thiệu một số trường đại học hàng đầu tại thành phố Osaka,
17/10/2021 - 07:03
Giải đáp cặn kẽ: Du học Nhật Bản về nước làm gì?
Du học Nhật Bản về nước làm gì chính là câu hỏi không chỉ được các bạn du
27/09/2021 - 08:13
Du học Nhật Bản ngành Xây dựng: Ngành “hot” đang thiếu nhân lực
Hiện nay, xây dựng là một ngành “hot” nhưng luôn trong tình trạng thiếu nhân lực
23/09/2021 - 09:45
Có nên Du học Nhật Bản ngành Kinh doanh quốc tế không?
Kinh doanh quốc tế là một ngành học được rất nhiều học sinh yêu thích cũng như
22/09/2021 - 09:37
Tất cả những thông tin cần biết về du học Nhật Bản ngành sư phạm
Du học Nhật Bản ngành sư phạm đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Đây
13/09/2021 - 01:51
Cách nhận biết một công ty du học Nhật Bản uy tín tại Hà Nội
Bên cạnh thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du học Nhật
06/09/2021 - 02:31
Những điều cần lưu ý khi du học Nhật Bản: Không xem sẽ tiếc!
Du học ngày càng trở thành một xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Và những
31/08/2021 - 01:58
Du học Nhật Bản sau khi tốt nghiệp THPT – Bạn được gì?
Hiện nay, đa số mọi người vẫn cho rằng đi du học Nhật Bản sau khi tốt nghiệp
25/08/2021 - 01:22
Du học kết hợp lao động trình độ cao với visa kỹ năng đặc định – Chương trình đi làm việc có đào tạo tại Nhật Bản
Làm việc tại Nhật Bản trong những năm gần đây luôn là hướng đi được nhiều
16/08/2021 - 04:05
Covid-19 ảnh hưởng đến du học Nhật Bản như thế nào?
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến nhiều ngành điêu đứng. Trong đó giáo
13/08/2021 - 04:06