Hệ thống giáo dục Nhật Bản
- Quản Trị ICOGROUP
- 22/05/2020
- 0 Comments
Giáo dục sau trung học phổ thông của Nhật Bản bắt đầu sau khi hoàn thành 12 năm học bao gồm giáo dục tiểu học (6 năm) và trung học (trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ thông 3 năm). Các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông mà du học sinh có thể vào học gồm 5 loại:
– Trường kỹ thuật chuyên nghiệp ( 高等専門学校 )
– Trường dạy nghề (Khóa chuyên môn Trường dạy nghề) ( 専門 学校(専修学校専門課程 ))
– Cao đẳng ( 短期大学 )
– Đại học (Khoa) ( 大学(学部)),
– Sau đại học ( 大学院 ).
Tùy vào pháp nhân thành lập trường, các cơ sở giáo dục được chia thành quốc lập, công lập và tư lập.
1. Lịch học và các chế độ học kỳ
Năm học ở Nhật thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Rất nhiều trường của Nhật áp dụng chế độ semester (chế độ 2 học kỳ), học kỳ đầu từ tháng 4 đến tháng 9, học kỳ sau từ tháng 10 đến tháng 3. Cũng có trường áp dụng chế độ 3 học kỳ và chế độ quarter (chế độ 4 học kỳ). Nhật Bản thường nhập học vào tháng 4, tuy nhiên khoa sau đại học của nhiều trường đại học sẽ nhập học vào tháng 9 hoặc tháng 10.
< Một năm học chế độ 2 học kỳ của sinh viên nhập học vào tháng 4>
2. Điều kiện nhập học
Về nguyên tắc, để học tiếp lên đại học (khoa), cao đẳng, trường dạy nghề của Nhật Bản, cần phải hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường chính quy. Để học chuyển tiếp vào các trường kỹ thuật chuyên nghiệp phải hoàn thành chương trình học 11 năm, để học tiếp lên các trường có hệ sau đại học (khóa học thạc sĩ) phải hoàn thành chương trình học 16 năm.
Trường hợp những học sinh đến từ các nước như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Malaysia, Myanmar, Mông Cổ, Peru v.v. đã hoàn thành 10 hoặc 11 năm giáo dục tiểu học và giáo dục trung học muốn học tiếp lên đại học của Nhật Bản cần đáp ứng một trong số các điều kiện như dưới đây. Tuy nhiên, ngoài những điều kiện đó cũng có trường yêu cầu đáp ứng những điều kiện khác. Hãy hỏi trường bạn có dự định nhập học trong trường hợp bạn không rõ mình có đủ điều kiện nhập học hay không.
– Đang học năm 1 hoặc năm 2 tại các cơ sở giáo dục sau trung học phổ thông như khóa đào tạo dự bị trước khi vào học đại học tại Việt nam và sẽ hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường chính quy.
– Hoàn thành khóa đào tạo dự bị được Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định (chỉ áp dụng với những học sinh đã hoàn thành khóa học tương đương với cấp trung học phổ thông của Nhật Bản). Tuy nhiên, những học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và giáo dục trung học chưa đủ 12 năm, trong trường hợp đã hoàn thành chương trình học trên 11 năm tại những nước mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định thì cho dù chưa hoàn thành khóa đào tạo dự bị vẫn đủ điều kiện nhập học.
3. Bằng cấp (học vị), chứng chỉ đạt được và số năm đào tạo
Lưu ý: *1 Khóa đào tạo tiến sĩ được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn đầu (2 năm, tương đương với thạc sĩ của Việt Nam) và giai đoạn sau (3 năm, tương đương với tiến sĩ của Việt Nam). Thời gian đào tạo bắt buộc của khóa đào tạo tiến sĩ ngành y học, nha khoa, dược và thú y hệ 6 năm sau khi hoàn thành đủ 6 năm học bậc đại học là 4 năm.
*2 Sau khi tốt nghiệp cao đẳng có thể nhận được bằng “cử nhân” nếu học tiếp khóa chuyên ngành (1~2 năm).
*3 Thông thường, thời gian hoàn thành đào tạo tại các trường kỹ thuật chuyên nghiệp là 5 năm nhưng du học sinh được chấp nhận vào học từ năm thứ 3. Sau khi tốt nghiệp, nếu hoàn thành khóa chuyên ngành (2 năm) có thể nhận được bằng “cử nhân”.
*4 Danh xưng “Bậc cao đẳng” của Trường kỹ thuật chuyên nghiệp, “chuyên môn” hoặc “chuyên môn cao cấp”của trường dạy nghề là chứng chỉ không phải bằng cấp
*5 Có thể nhận được bằng “cử nhân” nếu hoàn thành khóa chuyên ngành của trường cao đẳng, khóa học nâng cao của Trường kỹ thuật chuyên nghiệp được tổ chức hỗ trợ cải cách đại học và cấp học vị (NIAD-QE) công nhận và vượt qua kỳ thi của NIAD-QE.
Tác giả: Quản Trị ICOGROUP
Để lại bình luận Đóng trả lời
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Tin liên quan
Làm việc theo quy tắc 5S của người Nhật
5S là phương pháp quản lý (sản xuất) theo phương pháp Nhật Bản, làm cơ sở cho các
21/08/2020 - 03:08
Những phép xã giao cần thiết khi sang Nhật cần ghi nhớ
Hiện nay, người Nhật Bản và văn hoá Nhật thuộc TOP văn minh nhất Thế giới, vì
30/07/2020 - 03:27
Câu chuyện nhỏ về đức tính trung thực của người Nhật Bản
Trong một chuyến đi nhằm mục đích quảng bá du lịch, một người nghệ sĩ đã ghi
23/07/2020 - 03:33
Những nguyên tắc giúp người Nhật thành công
Sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng cũng như tính kỷ luật thép là một trong những
15/07/2020 - 02:51
Tại Nhật Bản có những ngày nghỉ lễ nào?
Quy định về nghỉ lễ tại Nhật Bản khá giống với Việt Nam và một số nước
10/07/2020 - 01:45
Đạo đức tại Nhật Bản được giáo dục thế nào?
Nhận thức rõ những khó khăn từ tự nhiên, những khó khăn mà một quốc gia phải
05/06/2020 - 08:00
Bài học về ý thức kỷ luật mà người Nhật nói với chúng ta
Khi số lượng tội phạm tại Nhật Bản ngày càng giảm, cảnh sát phải đi sâu hơn
20/05/2020 - 08:32
“Công thức” di chuyển tại Nhật Bản mọi du học sinh cần nhớ nằm lòng | ICOEdu
Nhật Bản là đất nước có hệ thống giao thông tốt vào bậc nhất thế giới. Đường
13/05/2020 - 15:45
Lựa chọn ngành học thế mạnh nào khi du học Nhật Bản?
Nhật Bản – quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất Châu Á – là nơi lựa chọn
30/04/2020 - 08:08
Khám phá núi Phú Sỹ (Fuji) – biểu tượng của đất nước mặt trời mọc
Là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản, Phú Sỹ không chỉ đơn thuần là ngọn núi lửa
25/04/2020 - 02:35