Sử dụng tàu điện như thế nào khi đi du học Nhật Bản?
- duhocnhatico
- 01/02/2018
- 0 Comments
Tàu điện là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở Nhật. Người nước ngoài khi sang Nhật ai cũng phải sử dụng tàu điện ít nhất một lần. Để tránh làm phiền đến những người xung quanh, nếu bạn đi du học Nhật Bản thì bạn cũng cần biết một số nguyên tắc ứng xử cơ bản như dưới đây nhé.
1. Phân loại tàu
– Theo số lượng ga dừng từ nhiều đến ít, tàu điện gồm các loại cơ bản sau (với số ga đỗ từ nhiều đến ít trên cùng một tuyến đường).
普通-futsu=>準急-junkyu=>急行-kyuko=>特急-tokkyu
Bảng chỉ dẫn ga đỗ của các loại tàu khác nhau trên cùng một tuyến đường
– Khi sử dụng tàu điện, DHS cần xác định rõ ga mình cần đến có loại tàu nào dừng để không bị đi quá hoặc lên tàu đi quá chậm.
2. Mua vé giấy (切符-kippu) và thẻ điện tử (ICカード-aishi kado)
– Vé giấy và thẻ điện tử được phát hành tại “quầy bán vé”(切符売り場-kippu uriba)
切符売り場
– Vé: Phía trên máy bán vé tự động luôn chỉ dẫn rõ cách đi từ ga hiện tại đến các ga lân cận + ghi rõ số tiền. Với một vài thao tác đơn giản là DHS đã có thể tự mua được vé.
– Thẻ điện tử
- Các loại IC カード thường dùng:
Các loại thẻ IC カード thường dùng
- Bạn nên mua IC カード vì có rất nhiều tiện ích:
+ Không mất thời gian mua vé (đặc biệt khi phải xếp hàng thì rất mất thời gian)
+ Giá vé được giảm một chút so với vé thông thường
+ Không dễ bị nhàu nát như vé giấy (vé giấy bị nhàu sẽ không sử dụng được và bạn phải mua vé mới)
+ Nhiều chỗ có thể dùng IC カード để mua đồ
3. Cửa soát vé (改札口-kaisatsu guchi)
Cửa soát vé
- Quy trình đi tàu gồm có: Vào cửa soát vé => Lên tàu => Ra cửa soát vé
- Khi vào, và ra, cửa soát vé sẽ có chỗ cho 切符 và chỗ cho IC カード
4. Chờ tàu – Lên tàu
– Chờ tại “Vị trí lên tàu” (乗車位置-josha ichi). Xếp hàng dọc theo 2 bên của 乗車位置
– Ưu tiên người xuống tàu trước, khi xuống hết mới lên tàu
– Lên tàu lần lượt, không chen lấn, xô đẩy, không tranh lên trước
– Thời gian cho việc lên và xuống tàu chỉ khoảng 30 giây (với ga nhỏ) đến 1 phút (với ga lớn) nên phải nhanh nhẹn lên tàu.
5. Trong tàu
Để không ảnh hưởng đến người khác:
- Không nói chuyện lớn
- Không gọi hay nghe điện thoại (nếu bất đắc dĩ có cuộc gọi đến hay bị trễ giờ phải gọi đi thì hãy xử lý nhanh gọn)
- Không khuỳnh chân, khuỳnh tay, để đồ sang ghế bên cạnh hay lối đi trong khoang tầu, trước cửa ra vào
- Khi có cặp lớn đeo vai, hãy bỏ xuống chân hay đeo ra phía trước ngực cho khỏi ảnh hưởng hành khách xung quanh.
Lưu ý vị trí ”ghế ưu tiên” (優先席-yusenseki):
- Vị trí: ở phía đầu các toa tàu
- Nhận biết: Thường ghi chữ “優先席-yusenseki” +có mầu khác với mầu các ghế thông thường + có hình ảnh mô tả những người bạn “phải nhường chỗ” khi họ lên tầu gồm:
+ NGƯỜI GIÀ (お年寄りの方-otoshiyori no kata)
+ NGƯỜI TÀN TẬT (体の不自由な方-karada no fujiyuna kata)
+ PHỤ NỮ CÓ CON NHỎ (乳幼児をお連れの方-nyuyoji wo otsure no kata)
+ NGƯỜI CÓ BẦU (妊娠されている方-ninshinsareteiru kata)
+ NGƯỜI BỊ THƯƠNG (病気機器をご利用の方-byokikiki wo goriyo no kata)
Để đảm bảo an toàn:
- Bám vào つり革-tsurikawa hoặc 手すり-tesuri
- Không đứng dựa lưng vào cửa tầu (vì có thể lúc mải đọc sách hay xem điện thoại cửa mở sẽ bị ngã ngửa ra ngoài
- Vừa đi trong nhà ga vừa dùng điện thoại (歩きスマホ禁止-aruki sumaho kinshi).
6. Trường hợp phát sinh sự cố
– Nếu phát hiện lửa cháy bên trong tàu điện, lập tức sơ tán hành khách và liên lạc với người điều khiển tàu bằng nút Gọi Khẩn Cấp (Emergency Call Button). Bình dập lửa được đặt trong mỗi toa và nếu có thể, hãy dùng nó để dập lửa.
– Theo nguyên tắc, tàu sẽ tiếp tục chạy cho đến ga tiếp theo (tuy nhiên, tùy vào độ nghiêm trọng của tình huống mà tàu có thể dừng lại). Nếu tàu dừng lại trong đường hầm, thực hiện theo sự chỉ dẫn của nhân viên nhà ga. Không nhảy ra khỏi tàu vì có thể dẫn đến tai nạn. Nếu xe dừng lại trong khoảng thời gian dài, chờ đến khi nghe hướng dẫn của nhân viên để đi bộ đến ga gần nhất.
Vị trí bình dập lửa |
Vị trí nút Gọi Khẩn Cấp |
7. Sử dụng Bus
Sau tầu điện, Bus được sử dụng khá phổ biến tại vùng ngoại ô hoặc từ ga tầu vào chỗ làm.
- Bus có tuyến, có bến, có giờ đi rõ ràng, quy định rõ cửa lên xuống.
- Có thể dùng thẻ IC カード hoặc mua vé giấy tại máy soát vé tự động ở cửa lên.
- Tương tự trong tầu điện, cũng có những chú ý tương tự về KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH KHÁCH KHÁC, ĐẢM BẢO AN TOÀN.
Du học Nhật Bản ICOGroup
Tác giả: duhocnhatico
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm trường Cao đẳng Đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu trên thế giới, giúp đỡ hàng ngàn học sinh sinh viên Việt Nam hiện thực hóa ước mơ du học của mình.
Để lại bình luận Đóng trả lời
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Tin liên quan
Tìm hiểu về nhà ở tại Nhật Bản dành cho du học sinh
Các trường học đều có ký túc xá dành cho sinh viên nhưng một số bộ phận nhỏ
16/10/2024 - 14:00
Người có hình xăm có thể đi Du học Nhật Bản hay không?
Học sinh Bùi Trung Hiếu (Nghệ An): Em sinh năm 2001 và đang có dự định đi du học
27/10/2021 - 09:57
Du học Nhật Bản tại Osaka nên chọn trường nào?
Chúng tôi xin giới thiệu một số trường đại học hàng đầu tại thành phố Osaka,
17/10/2021 - 07:03
Điều kiện Du học Nhật Bản dành cho thực tập sinh đã về nước
Sau khi hết hạn hợp đồng xuất khẩu lao động về nước, đã không ít các bạn
07/10/2021 - 10:12
Những thông tin cần biết khi lựa chọn Du học Nhật Bản ngành Y khoa
Nhật Bản là một quốc gia có hệ thống y tế vô cùng phát triển, được rất nhiều
29/09/2021 - 03:15
Giải đáp cặn kẽ: Du học Nhật Bản về nước làm gì?
Du học Nhật Bản về nước làm gì chính là câu hỏi không chỉ được các bạn du
27/09/2021 - 08:13
Du học Nhật Bản ngành Xây dựng: Ngành “hot” đang thiếu nhân lực
Hiện nay, xây dựng là một ngành “hot” nhưng luôn trong tình trạng thiếu nhân lực
23/09/2021 - 09:45
Có nên Du học Nhật Bản ngành Kinh doanh quốc tế không?
Kinh doanh quốc tế là một ngành học được rất nhiều học sinh yêu thích cũng như
22/09/2021 - 09:37
Du học Nhật Bản ngành quản trị khách sạn: Vì sao nên học, học ở đâu?
Du học Nhật Bản ngành quản trị khách sạn là một sự lựa chọn không thể bỏ
20/09/2021 - 04:42
Tất cả những thông tin cần biết về du học Nhật Bản ngành sư phạm
Du học Nhật Bản ngành sư phạm đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Đây
13/09/2021 - 01:51