Tìm hiểu về các ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản
- Quản Trị ICOGROUP
- 26/12/2016
- 0 Comments
Mỗi một quốc gia đều có những ngày lễ ý nghĩa mang sắc thái riêng của từng vùng miền. Chắc hẳn với những ai đã và đang sông tại Nhật Bản sẽ thấy rằng đất nước này có nhiều ngày lễ hội. Vậy các ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản là những ngày nào. Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Theo Pháp Luật Nhật Bản thì có 15 ngày nghỉ lễ trong năm. Có nghĩa là ở Nhật Bản có đến 15 ngày lễ. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập đến các ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản thôi nhé.
Ở Nhật Bản, mỗi mùa đều có những lễ hội khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của mỗi vùng. Và khi đến các ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản thì cả nước cũng sẽ được nghỉ để tôn vinh những ngày lễ đó.
Tết – một trong các ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản
Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật là khi chào đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà. Nếu bạn đang học tập và làm việc ở Nhật Bản bạn sẽ được nghỉ từ 30 tết tới ngày mồng 4 tháng 1 để chuẩn bị và đón Tết.
Những phong tục tập quán đón Tết của Nhật Bản cũng ít nhiều có những điểm tương đồng với các nước châu Á khác và cũng có những nét đặc sắc riêng của mình. Trước Tết, mọi người đều trang trí cây Tùng trước cửa vì theo tương truyền vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây Tùng. Cây Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già. Ngoài ra, nhiều gia đình còn trang trí thêm các vật phẩm bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… để đón tiếp vị thần năm mới và trừ ma quỷ…
Những món ăn để cúng trong ngày lễ Tết gồm có bánh tết thập cẩm và món rau khoai sọ, cà rốt, rau xanh nấu lẫn trong một nồi càng giàu ý nghĩa tượng trưng hơn. Đây là những đồ cúng, đồng thời cũng là món ăn dành cho nhiều người, để nhiều người được hưởng lộc thần linh và niềm sung sướng.
Đầu năm mới, người Nhật cũng xuất hành đi lễ chùa, cầu may cho cả năm đây là một công việc trọng đại của người Nhật Bản. Nhật Bản là nước phát hành thiếp chúc mừng năm mới nhiều nhất trên thế giới. Do đó, tặng nhau thiếp mừng năm mới cũng là nét đặc sắc trong phong tục đón mừng năm mới của người Nhật. Tuy nhiên nếu năm ấy nhà nào có người qua đời, họ sẽ không được nhận hay gửi thiệp năm mới cho bất kỳ ai.
Lễ thành nhân
Ngày lễ thành nhân được luật pháp Nhật bản quy định vào năm 1948 với nội dung “Ngày 15 tháng 1, là ngày dành để chúc mừng, khích lệ thanh niên nhận ra rằng họ đã trở thành người lớn và đã đến lúc bắt đầu một cuộc sống tự lập”. Hiện tại, ngày này được đổi là ngày thứ hai của tuần thứ 2 trong tháng giêng theo luật Happy Moday – được ban hành vào năm 2000 (Happy Monday là luật sửa đổi về ngày nghỉ quốc gia, cho phép chuyển một số ngày lễ quốc gia sang ngày thứ 2, kết hợp với thử bảy và chủ nhật, người dân có 3 ngày nghỉ liên tiếp).
Ngày lễ thành nhân hiện nay được quy định là ngày thứ hai của tuần thứ 2 trong tháng 1. Ở Nhật bản, trên toàn quốc, mỗi vùng có sự khác nhau, lễ thành nhân được tổ chức từ thượng tuận tháng 1 cho đến trung tuần tháng 1 hàng năm.
Tuần lễ vàng
Hàng năm, người Nhật đều rất mong chờ đến “Tuần lễ vàng” (Golden Week) vì họ sẽ được nghỉ dài từ 7 – 10 ngày. Tuần lễ vàng bắt đầu từ ngày Chiêu Hòa (29/4) đến ngày tết thiếu nhi (5/5). Trong tuần lễ vàng này có 4 sự kiện như sau:
Ngày 29/4 là ngày quốc lễ đầu tiên trong tuần lẽ vàng. Đây cũng là ngày sinh nhật của Nữ hoàng Shouwa được gọi là Shouwa no hi (Shouwa Day).
Ngày lễ thứ 2 là ngày 3/5, ngày Kỷ Niệm Hiếp Pháp được ban hành và có hiệu lực năm 1947( Kenpou – kinenbi).
Ngày lễ tiếp theo là ngày 4/5 được goi là midori-no-hi. Ngày lễ này người Nhật thể hiện sự tôn trọng, yêu thương tới thiên nhiên, cây cỏ.
Ngày lễ cuối cùng trong Tuần lễ vàng là ngày Lễ thiếu nhi Kodomono-hi (Children’s Day) vào ngày 5/5. Đó là ngày Lễ Hội của các cậu bé được gọi là Tango-no-sekku và là ngày cầu nguyện cho sức mạnh, sự trưởng thành của các cậu bé. Vào ngày này, các gia đình Nhật thường treo diều hình cá chép (koinobori) xung quanh nhà.
Đến tuần lễ vàng không ít các cửa hàng đóng cửa để họ nghỉ ngơi, thư giãn và đi du lịch.
Ngoài ra còn các ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản nữa như: Ngày lễ cảm tạ người lao động. Ngày 23 tháng 11, là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được gọi là ngày lễ “Niiname sai”, được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần. Ngày này tương đương với Thanks Giving của phương Tây.
Du học sinh mong chờ gì từ các ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản
Đối với các bạn du học sinh trên đất nước mặt trời mọc thì các ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản sẽ là dịp để các bạn nghỉ ngơi, đi chơi, khám phá thêm các văn hóa, phong tục tập quán của người Nhật. Ngoài ra, đây cũng là dịp để các bạn tranh thủ tìm việc làm thêm. Vì vào các ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản nhà nhà đi chơi, nghỉ dưỡng rất đông các cửa hàng, khách sạn cần thêm nhiều lao động để phục vụ. Hơn nữa, nếu bạn làm việc vào ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản sẽ nhận được mức lương cao hơn những nhày làm việc bình thường.
Có thể nói, ngày lễ ý nghĩa của Nhật Bản không chỉ có người Nhật mong chờ mà các bạn du học sinh cũng rất mong chờ đến những ngày lễ này.
Tác giả: Quản Trị ICOGROUP
Để lại bình luận Đóng trả lời
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Tin liên quan
Làm việc theo quy tắc 5S của người Nhật
5S là phương pháp quản lý (sản xuất) theo phương pháp Nhật Bản, làm cơ sở cho các
21/08/2020 - 03:08
Những phép xã giao cần thiết khi sang Nhật cần ghi nhớ
Hiện nay, người Nhật Bản và văn hoá Nhật thuộc TOP văn minh nhất Thế giới, vì
30/07/2020 - 03:27
Câu chuyện nhỏ về đức tính trung thực của người Nhật Bản
Trong một chuyến đi nhằm mục đích quảng bá du lịch, một người nghệ sĩ đã ghi
23/07/2020 - 03:33
Những nguyên tắc giúp người Nhật thành công
Sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng cũng như tính kỷ luật thép là một trong những
15/07/2020 - 02:51
Tại Nhật Bản có những ngày nghỉ lễ nào?
Quy định về nghỉ lễ tại Nhật Bản khá giống với Việt Nam và một số nước
10/07/2020 - 01:45
Đạo đức tại Nhật Bản được giáo dục thế nào?
Nhận thức rõ những khó khăn từ tự nhiên, những khó khăn mà một quốc gia phải
05/06/2020 - 08:00
Hệ thống giáo dục Nhật Bản
Giáo dục sau trung học phổ thông của Nhật Bản bắt đầu sau khi hoàn thành 12 năm
22/05/2020 - 09:14
Bài học về ý thức kỷ luật mà người Nhật nói với chúng ta
Khi số lượng tội phạm tại Nhật Bản ngày càng giảm, cảnh sát phải đi sâu hơn
20/05/2020 - 08:32
“Công thức” di chuyển tại Nhật Bản mọi du học sinh cần nhớ nằm lòng | ICOEdu
Nhật Bản là đất nước có hệ thống giao thông tốt vào bậc nhất thế giới. Đường
13/05/2020 - 15:45
80 tuổi người Nhật vẫn cặm cụi làm việc
Tính cách chăm chỉ cộng với dân số ngày càng già hoá là lý do khiến rất nhiều
07/05/2020 - 02:15