Những điều thú vị về nghệ thuật Origami Nhật Bản
- duhocnhatico
- 28/07/2017
- 0 Comments
Origami kể từ khi xuất hiện đã trở thành một trò giải trí truyền thống của người dân Nhật Bản và dần phổ biến trên thế giới. Chỉ bằng một tờ giấy vuông nhỏ là ta có thể gấp thành nhiều hình dạng khác nhau như những con thú dễ thương hay những cây hoa xinh đẹp. Hãy cùng du học Nhật Bản ICO khám phá những điều thú vị về nghệ thuật Origami nhé!
Origami là nghệ thuật xếp giấy (hay gấp giấy) có xuất xứ từ Nhật Bản. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Origami để hiểu hơn về nghệ thuật độc đáo này.
Khái quát về Origami
Chữ Origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: “ori” là “gấp” hay “xếp” và “kami” là “giấy”. Origami chỉ được dùng từ năm 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ Orikata.
Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập. Đây cũng là xu hướng của Origami hiện đại.
Không giống như người ta thường nghĩ, các qui tắc Origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại ít nghiêm ngặt hơn Origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp.
Lịch sử Origami Nhật Bản
Origami kể từ khi xuất hiện đã trở thành một trò giải trí truyền thống của người dân Nhật Bản và dần phổ biến trên thế giới. Chỉ bằng một tờ giấy vuông nhỏ là ta có thể gấp thành nhiều hình dạng khác nhau như những con thú dễ thương hay những cây hoa xinh đẹp. Do vật liệu của môn này khá đơn giản nên nó dễ dàng được yêu thích ở bất cứ nơi đâu. Rất nhiều người dân Nhật Bản yêu thích trò chơi này ở nhà cũng như ở trường học.
Hình Origami được biết đến nhiều nhất là hình mà các đứa trẻ đã được cha mẹ hoặc ông bà chúng dạy cho, đó là con hạc (con cò, sếu). Những hình khác gồm có hoa, bướm, cua, và thậm chí những hình dạng khó như là cây thông Giáng Sinh. Origami đặc biệt được các bé gái yêu thích.
Lịch sử Origami Nhật Bản: Tiền thân của Origami
Chúng ta biết rất ít về nguồn gốc của Origami. Vài ý kiến cho là Origami có nguồn gốc từ Trung Quốc khoảng 2000 năm trước. Nhưng điều này hầu như không đúng. Quan niệm này được phỏng đoán dựa trên việc cho rằng Origami bắt đầu có ngay sau khi phát minh ra giấy, chẳng có chứng cớ nào xác minh điều này. Giấy của triều Hậu Hán chẳng cho ta thấy chút bóng dáng nào về Origami.
Tiếng Trung Quốc chữ “giấy” là “zhi”, nó là một vật được phát minh ra để viết lên thay cho lụa. Trong phần giải thích nguồn gốc từ “giấy”- “kami” trong tiếng Nhật, nói rằng giấy đã từng được làm từ gỗ cây bulo, đọc là “kaba” hay vót từ thân tre hoặc các gỗ khác đọc là “kan”. Tất cả chúng đều là vật dùng để viết lên. Như vậy hầu như chẳng có tài liệu nào từ thời ấy cho thấy ngoài công dụng để viết lên thì giấy còn có thể dùng để xếp nữa cả.
Những ý kiến khác cho rằng Origami có nguồn gốc từ triều đại Heian của Nhật Bản. Điều này hầu như lại sai một lần nữa. Họ đã tham khảo từ một câu chuyện kể về Abe-no Seimei người đã làm một con chim bằng giấy và biến nó thành một con chim thật, hay từ một câu chuyện khác nói về Fujiwara-no Kiyosuke người đã gửi cho cô bạn gái cũ của mình một con ếch cuộn bằng giấy. Chẳng mấy có lý vì nó chỉ là truyện cổ tích, tuy nhiên cái làm người ta tin đó là những vật kể trên đã được làm ra từ giấy.
Ở Nhật, họ dùng giấy trong việc gói quà gọi là “tatogami” hay “tato”. Ngày nay, họ chủ yếu dùng cách đó gói kimono. Việc này thật sự có từ thời Heian. Nhưng nó không có nghĩa là khởi nguồn của Origami vì người ta chỉ gói giấy thành mỗi hình vuông.
Họ dùng giấy kẻ sọc gọi là “shide” hay “heisoku”, và búp bê giấy “hitogata” trong nghi thức của đạo Shinto. Chúng cũng có nguồn gốc cổ xưa.Tuy nhiên, ngày xưa ở Nhật chúng chẳng bao giờ được làm từ giấy cả. Hơn nữa ngay cả ngày nay chúng cũng không nhất thiết phải là búp bê gấp từ giấy. Chúng ta có thể thấy chẳng có mối quan hệ nào giữa tôn giáo của Nhật Bản và nguồn gốc của Origami cả. Từ “giấy” trong tiếng Nhật và từ “thần” đọc cùng âm với nhau, đều là “kami”, nhưng trong tiếng Nhật cổ thì cách nhấn âm khác nhau.
Ta dùng từ Origami từ thời Heian của Nhật. Tuy nhiên cách viết khác và nó cũng không thuần túy là chỉ việc gấp giấy. Một Origami là một mảnh giấy hình phong cảnh được vẽ ở một nửa, nửa kia trắng và thường được viết chữ, thơ… lên đó. Ở Nhật Bản ngày nay, từ “origami-tsuki” (từ ghép có gốc origami) có nghĩa là “xác thực”.
Ở Nhật họ không dùng từ Origami để chỉ việc gấp giấy cho đến thời kỳ Showa. Origami được gọi là “orisue” hay “orikata” vào thời Edo, và “orimono” vào cuối thời Edo đầu thời Showa.
Origami cổ điển Nhật Bản
Tư liệu về Origami cổ xưa rõ ràng nhất là bài thơ ngắn của Ihara Saikaku viết năm 1680. Nó có đoạn là: Rosei-ga yume-no cho-wa orisue ( tạm dịch là “những con bướm trong giấc mơ của Rosei có lẽ là orisue ). Trong đó ông gọi một hình Origami là “Ocho Mecho” ( bướm đực và bướm cái) giống như gọi bằng từ “orisue”. Người ta dùng kiểu này để gói các chai rượu Sake trong ngày lễ cưới.
Origami cũng nói về một nghi thức của giới Samura bắt nguồn từ những gia đình như Ogawara, Ise, Imagawa, và những gia đình khác. Ocho Mecho, hay Noshi, đó cũng là một phần trong nghi thức Origami này. Có rất nhiều hình được gấp với nhiều mục đích khác nhau.
Theo cuốn ” Tsutsumi-no Ki” (1764) của Ise Sadatake thì có ý nói nguồn gốc của Origami là từ thời Muromachi.
Những hình Origami quen thuộc hơn gọi là Orizuru và Yakko-san đã mô tả trong ukiyoe hay những đoạn của hình gấp trên kimono từ thế kỷ 18. Thật sự, Yakko-san không sống vào thời kỳ này.Cách gấp này cũng được gọi là Komoso.
Cuốn “Ramma zushiki” ( 1734) đã dạy gấp hình chiếc thuyền, Sanbo và Origami đã chỉnh sửa nhiều gọi là Tamatebako, ngoài ra Orizuru và komosho đã có sẵn. Chúng ta không biết được là những mẫu này xuất hiện từ khi nào.
Adachi Kazuyuki và Origami để giải trí của ông là một ngoại lệ thật riêng biệt khi ông ta ghi lại rất nhiều hình Origami trong cuốn “Kayaragusa” của ông khỏang năm 1845. Từ “kayaragusa” của cuốn sách này đôi khi bị đọc nhầm thành “kan-no Mado”, do sai sót của việc sao chép.
Akisato Rito cho xuất bản cuốn ” Sembazuru Orikata” năm 1797. Từ “Sembazuru”theo nghĩa đen là một ngàn con hạc nhưng ngày nay nó có nghĩa là hàng tá, và nó có quan hệ với việc xếp Orizuru từ một tờ giấy rời. Đôi khi nó được cho là quyển sách Origami cổ xưa nhất trên thế giới. Nhưng nếu chúng ta không phân biệt hai loại hình origami thì cuốn “Tsutsumi-no Ki” cổ hơn.
Dựa trên những nguồn tư liệu đã nói trên và các tư liệu khác như “Orikata-dehon Chushigura” (1800) của một tác giả không biết tên, chúng ta có thể liệt kê ra những đặc trưng của Origami cổ điển Nhật Bản. Họ xếp giấy thành nhiều hình dạng khác nhau bằng việc cắt xén rất nhiều. Họ cũng tính toán nhiều khi gấp, và việc thiết kế phụ thuộc vào loại giấy làm tay whashi của Nhật. Để làm phần có màu, họ phải quét những màu khác nhau lên giấy, hoặc vẽ lên chúng.
Một số mẫu Origami đẹp
Ngày nay, khi Origami đã trở thành một môn nghệ thuật, một nét văn hóa Nhật Bản đặc sắc thì các hình thù, chi tiết và cách tạo Origami cũng tinh tế, phức tạp hơn rất nhiều như hình rồng, phượng, tháp Eiffel.
Những mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật.
Một trong số những mẫu origami được biết tới nhiều nhất là hình con hạc. Con hạc là điềm tốt lành trong quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé gái Nhật Sadako Sasaki năm 1955, hình ảnh hạc giấy cũng trở thành một biểu tượng của hoà bình.
Đến nay vẫn chưa ai biết chính xác nghệ thuật xếp giấy Origami bắt đầu xuất hiện từ khi nào và ở đâu nhưng chúng ta biết chính xác một điều rằng Origami là một môn nghệ thuật độc đáo đòi hỏi sự khéo léo, óc sáng tạo và cho đến nhiều năm sau, nó vẫn được yêu thích tại đất nước Mặt trời mọc.
Tác dụng của Origami
Gấp giấy Origami không đơn thuần chỉ là giải trí, làm đồ trang trí thông thường. Một trong số nguyên nhân giúp nghệ thuật gấp giấy Origami trở thành biểu tượng văn hóa Nhật Bản là bởi gấp giấy Origami còn có tác dụng như một liệu pháp tâm lý, giúp trấn an tinh thần, mang lại niềm vui và cảm hứng cho con người khi hoàn thành một tác phẩm.
Ngoài ra, việc tạo ra một mẫu Origami sẽ phải áp dụng rất nhiều quy tắc hình học. Ở một vài nơi trên thế giới còn áp dụng dậy Origami trong các tiết học mỹ thuật, hình ảnh trực quan. Đặc biệt là ở các lớp mẫu giáo và cấp 1, học Origami giúp trẻ tư duy hình ảnh, hình học trực quan, trừu tượng, không gian, các khối 3 chiều, các hình tam giác, hình vuông… rất có lợi cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Rõ ràng, ngay từ khi ra đời, nghệ thuật gấp giấy Origami đã chiếm được cảm tình của đông đảo người dân Nhật Bản. Ngày nay, Origami đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật, văn hóa đặc sắc của Nhật Bản được đông đảo người dân trên thế giới yêu thích.
Tác giả: duhocnhatico
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm trường Cao đẳng Đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu trên thế giới, giúp đỡ hàng ngàn học sinh sinh viên Việt Nam hiện thực hóa ước mơ du học của mình.
Để lại bình luận Đóng trả lời
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Tin liên quan
Làm việc theo quy tắc 5S của người Nhật
5S là phương pháp quản lý (sản xuất) theo phương pháp Nhật Bản, làm cơ sở cho các
21/08/2020 - 03:08
Những phép xã giao cần thiết khi sang Nhật cần ghi nhớ
Hiện nay, người Nhật Bản và văn hoá Nhật thuộc TOP văn minh nhất Thế giới, vì
30/07/2020 - 03:27
Câu chuyện nhỏ về đức tính trung thực của người Nhật Bản
Trong một chuyến đi nhằm mục đích quảng bá du lịch, một người nghệ sĩ đã ghi
23/07/2020 - 03:33
Những nguyên tắc giúp người Nhật thành công
Sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng cũng như tính kỷ luật thép là một trong những
15/07/2020 - 02:51
Tại Nhật Bản có những ngày nghỉ lễ nào?
Quy định về nghỉ lễ tại Nhật Bản khá giống với Việt Nam và một số nước
10/07/2020 - 01:45
Đạo đức tại Nhật Bản được giáo dục thế nào?
Nhận thức rõ những khó khăn từ tự nhiên, những khó khăn mà một quốc gia phải
05/06/2020 - 08:00
Hệ thống giáo dục Nhật Bản
Giáo dục sau trung học phổ thông của Nhật Bản bắt đầu sau khi hoàn thành 12 năm
22/05/2020 - 09:14
Bài học về ý thức kỷ luật mà người Nhật nói với chúng ta
Khi số lượng tội phạm tại Nhật Bản ngày càng giảm, cảnh sát phải đi sâu hơn
20/05/2020 - 08:32
“Công thức” di chuyển tại Nhật Bản mọi du học sinh cần nhớ nằm lòng | ICOEdu
Nhật Bản là đất nước có hệ thống giao thông tốt vào bậc nhất thế giới. Đường
13/05/2020 - 15:45
80 tuổi người Nhật vẫn cặm cụi làm việc
Tính cách chăm chỉ cộng với dân số ngày càng già hoá là lý do khiến rất nhiều
07/05/2020 - 02:15