Kimono – Trang phục truyền thống của Nhật Bản
- Quản Trị ICOGROUP
- 07/04/2020
- 0 Comments
Nhắc đến đất nước mặt trời mọc ai cũng sẽ nhớ đến hình ảnh chiếc áo Kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản. Nếu có dịp đến đất nước Nhật Bản bạn nhất định nên thử mặc chiếc áo Kimono này.
Kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản chuyển mình qua các thời đại
Kimono là một từ tiếng Nhật, nó có nghĩa là quần áo và sau đó nó là từ ngữ để chỉ bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản.
Kimono ra đời từ thời Heian (794 – 1192), nhưng trước đó Kimono chỉ ở dạng những bộ đồ lót. Người Nhật thường mặc quần hoặc váy tách rời hay một bộ quần áo liền. Đến thời Heian, một công nghệ may Kimono mới được phát triển – straight-line-cut (phương pháp cắt đường thẳng). Công nghệ này người làm chỉ cần cắt các mảnh vài thành đường thẳng và khâu chúng lại với nhau. Điều này khiến cho việc may Kimono dễ dàng hơn và người làm không phải lo về thích thước của người mặc.
Sau đó, người Nhật đã phối màu cho áo, màu áo sẽ thể hiện ứng với từng mùa hoặc địa vị chính trị của người mặc Kimono. Thời kỳ này, Kimono có cánh tay áo xẻ và dài chạm tới đất, thân áo dài nhiều lớp màu sắc khác nhau được phối hợp một cách tinh tế và thường dành cho giới thượng lưu họ mặc trong các dịp nghi lễ long trọng.
Đến triều đại Kamakura (1192 – 1338) và Muromachi (1338 – 1573) – triều đại của các võ sĩ đạo những bộ Kimono đầy màu sắc đã phổ biến hơn trong đời sống thường ngày, cả nam và nữ đều mặc Kimono. Kimono đã có sự khác biệt dành cho nam và nữ. Kimono của nam giới sẽ may thêm quần chẽn ở trong. Với các võ sĩ đạo, họ đã tạo ra một bộ Kimono riêng cho mình để lên võ đài. Bộ Kimono của võ sĩ đạo có tên là Hakama với 5 nếp gấp đằng trước, và 2 nếp gấp đằng sau, mỗi nếp gấp đều có một ý nghĩa riêng: “Yuki”- lòng quả cảm; “Jin”- lòng nhân ái; “Gi”- sự công bằng, chính trực; “Rei”- sự lịch thiệp, lễ độ; “Makoto”- sự chân thành; “Chugi”- tính cống hiến, “Meiyo”- phẩm giá và danh tiếng.
Vào triều đại Edo (1603 – 1868), Nhật Bản bị chia cắt thành nhiều vùng khác nhau và mỗi vùng đều có lãnh chúa thống trị, màu sắc và kiểu mẫu của Kimono sẽ phân biệt Samurai của mỗi vùng. Ở thời này, Kimono có sự thay đổi lớn với sự xuất hiện của thắt lưng Obi giúp tôn lên dáng vẻ thẩm mỹ của người mặc và làm cho bộ Kimono gọn gàng hơn rất nhiều.
Ngày nay, Kimono không được người Nhật mặc nhiều trong cuộc hàng ngày như trước mà họ chỉ mặc Kimono trong các ngày lễ hội hay những dịp quan trọng.
Kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản gồm những loại nào?
Kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản được thiết kế dành cho nhiều đối tượng khác nhau, gồm những loại sau đây:
Furisode: Là áo dành cho cho những cô gái chưa có chồng, thường mặc trong các dịp ngày lễ lớn, như đi dự đám cưới hay dự một buổi tiệc trà.
Yukata: Là một loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè. Kimono Yukata được thiết kế với mang màu sắc cực kì sáng và rất đơn giản để các cô gái có thể tự mặc được. Ngày nay, Yukata thường được mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) hay các cuộc hội hè. Trong các quán trọ, Yukata cũng được sử dụng nhiều.
Houmongi: Đây là loại Kimono này cũng được dùng trong khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào đó. Đặc biệt hơn là Kimono Houmongi được dùng khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng, người phụ nữ sẽ mặc áo Homongi (áo Kimono dùnh để tiếp khách).
Tomesode, loại áo này sẽ dành cho những phụ nữ đã kết hôn. chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng (như là đám cưới hoặc đám tang của họ hàng). Nó cũng được mặc vào các dịp lễ kể trên nhưng chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu sắc rất sặc sỡ và sáng để tỏ rõ rằng loại Kimono này được mặc trong một dịp vui.
Mofuku, đây là loại Kimono chỉ dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Shiromaku sẽ dành cho các cô gái mặc trong ngày cưới được tổ chức theo truyền thống. Loại Kimono này có màu trắng tinh tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần.
Cách làm Kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản
Kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản được làm đơn giản đó là làm thủ công và không quá cầu kỳ như cách mặc của nó. Kimono làm xong giống như một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, công phu, tỉ mỉ. Điều đó được thể hiện từ khâu chọn vải, sự kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn đến cách chọn phụ kiện đi kèm. Cách làm Kimono đơn giản chỉ gồm 8 mảnh ghép với nhau cho phép điều chỉnh kích cỡ phù hợp với người mặc. Tuy thế nhưng kích thước không phải là yếu tố quan trọng mà thiết kế tạo màu sắc cho Kimono mới là sự quan trọng thể hiện sự đặc sắc và độc đáo với các chi tiết hoa văn đa dạng.
Tạo màu sắc cho Kimono có hai cách. Cách thứ nhất là dùng vải Tsumugi dệt từ những sợi nhuộm màu khác nhau để khi may xong Tsumugi Kimono sẽ có luôn cả màu sắc lẫn hoa văn. Cách hai là may Kimono tử vải trắng Iromuji sau đó mang vải trắng đó đi nhuộm và thêu hoặc vẽ thêu họa tiết lên trên. Họa tiết trang trí cho kimono là những họa tiết rất sinh động và bắt mắt. Kimono dành cho phái nữ được trang trí bằng các họa tiết hình hoa, lá, hoặc các hình mang tính chất biểu tượng. Các kỹ thuật nhuộm vẽ tinh tế tạo nên những bộ Kimono – Trang phục truyền thống của Nhật Bản mang một vẻ đẹp cuốn hút.
Kimono – Trang phục truyền thống của Nhật Bản cùng với hình ảnh hoa anh đào và những nét văn hóa văn minh hiện đại đã khiến cho không ít người dân Việt Nam yêu thích và mong muốn khám phá. Chính vì thế nhiều người đã chọn cách du học Nhật Bản để học tập và khám phá.
Tác giả: Quản Trị ICOGROUP
Để lại bình luận Đóng trả lời
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Tin liên quan
Làm việc theo quy tắc 5S của người Nhật
5S là phương pháp quản lý (sản xuất) theo phương pháp Nhật Bản, làm cơ sở cho các
21/08/2020 - 03:08
Những phép xã giao cần thiết khi sang Nhật cần ghi nhớ
Hiện nay, người Nhật Bản và văn hoá Nhật thuộc TOP văn minh nhất Thế giới, vì
30/07/2020 - 03:27
Câu chuyện nhỏ về đức tính trung thực của người Nhật Bản
Trong một chuyến đi nhằm mục đích quảng bá du lịch, một người nghệ sĩ đã ghi
23/07/2020 - 03:33
Những nguyên tắc giúp người Nhật thành công
Sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng cũng như tính kỷ luật thép là một trong những
15/07/2020 - 02:51
Tại Nhật Bản có những ngày nghỉ lễ nào?
Quy định về nghỉ lễ tại Nhật Bản khá giống với Việt Nam và một số nước
10/07/2020 - 01:45
Đạo đức tại Nhật Bản được giáo dục thế nào?
Nhận thức rõ những khó khăn từ tự nhiên, những khó khăn mà một quốc gia phải
05/06/2020 - 08:00
Hệ thống giáo dục Nhật Bản
Giáo dục sau trung học phổ thông của Nhật Bản bắt đầu sau khi hoàn thành 12 năm
22/05/2020 - 09:14
Bài học về ý thức kỷ luật mà người Nhật nói với chúng ta
Khi số lượng tội phạm tại Nhật Bản ngày càng giảm, cảnh sát phải đi sâu hơn
20/05/2020 - 08:32
“Công thức” di chuyển tại Nhật Bản mọi du học sinh cần nhớ nằm lòng | ICOEdu
Nhật Bản là đất nước có hệ thống giao thông tốt vào bậc nhất thế giới. Đường
13/05/2020 - 15:45
80 tuổi người Nhật vẫn cặm cụi làm việc
Tính cách chăm chỉ cộng với dân số ngày càng già hoá là lý do khiến rất nhiều
07/05/2020 - 02:15